IKC - Intelligent King of Chess
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thông báo nội bộ IKC
Đề nghị các thành viên IKC khi copy bài viết từ các website khác cần ghi rõ nguồn tư liệu ở cuối bài viết.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
March 2024
SunMonTueWedThuFriSat
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31      

Calendar Calendar

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

LIÊN KẾT BẠN BÈ
New Page 1 Công báo tỉnh Quảng Trị
Like/Tweet/+1

ELO và việc phong cấp

Go down

ELO và việc phong cấp Empty ELO và việc phong cấp

Bài gửi by utan Tue May 24, 2011 10:06 pm

Hệ số Elo là một phương pháp để tính toán một cách tương đối trình độ của những người chơi cờ vua. Elo thường được viết dưới dạng chữ in hoa, ELO, nhưng không phải là một chữ viết tắt. Đây là tên của người sáng lập Árpád Élő, một nhà vật lí người Mỹ gốc Hungary.

Hiện nay, hệ số Elo quốc tế được công nhận bởi FIDE thông qua thang điểm được định nghĩa trong FIDE handbook. Ngoài ra một số quốc gia tự đưa ra hệ thống tính điểm riêng để áp dụng trong nước.

* Một người mới biết chơi có trình độ 1000 Elo khi người đó nắm được luật.
* Khoảng 1200 Elo là các người chơi không thường xuyên.
* 1600 Elo ứng với người có trình độ trung bình trong một câu lạc bộ.
* 1800 Elo ứng với người có trình độ khá trong một câu lạc bộ.
* 2000 Elo ứng với người có trình độ cao trong một câu lạc bộ.
* 2200 Elo trở lên ứng với trình độ kiện tướng (Master).
* 2400 Elo trở lên ứng với trình độ kiện tướng quốc tế (International Master).
* 2500 Elo trở lên ứng với trình độ đại kiện tướng (Grand Master).

Trong lịch sử của FIDE, tính đến tháng 10 năm 2007, mới có 48 người từng đạt được Elo trên 2700. Đây được coi là những "Siêu đại kiện tướng". Người giữ kỉ lục cao nhất về Elo từng đạt được là Garry Kasparov (2851)


Trong bảng xếp hạng Elo của các kì thủ, có tất cả 5 kì thủ đã từng có mức điểm cao hơn 2800 là:

* Garry Kasparov (cao nhất 2851, tháng 1 năm 2000)
* Veselin Topalov (2813, tháng 7 năm 2006)
* Vladimir Kramnik (2811, tháng 1 năm 2002)
* Magnus Carlsen (2810, tháng 1 năm 2010)
* Viswanathan Anand (2803, tháng 4 năm 2006)

Trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 1 năm 2009, không ai có Elo cao hơn 2800. Người có điểm cao nhất là Veselin Topalov (2796). Mặc dù điểm gần đây nhất của Kasparov là 2812, ông đã giải nghệ, do vậy không có tên trong danh sách xếp hạng. Nhưng đến tháng 4 năm 2009, sau khi giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Gata Kamsky, Topalov đã đạt Elo 2812 và trở lại vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng. Đến tháng 1 năm 2010, thần đồng Magnus Carlsen leo lên vị trí thứ nhất với Elo 2810, đẩy Topalov xuống vị trí thứ hai (2805).

Hệ thống Elo hiện tại được áp dụng cho nhiều môn thể thao khác nhau. Riêng ở môn cờ vua thì FIDE đã có bổ sung thêm một số công thức tính toán khác, gán thêm một số quy định và đặt tên là “Rating” & “Rating Performance” (để khỏi bị nhầm với môn khác) và áp dụng từ năm 1970.

“Rating” và “Rating Performance” là một cặp số được dùng để đánh giá một cách tương đối các đấu thủ cờ vua trên thế giới mà ta quen gọi là hệ số Elo và hiệu suất thi đấu.

1. Rating: cho ta biết sức mạnh của một kỳ thủ. Ví dụ như “Rating” của một đấu thủ A là 2500, đấu thủ B là 2100 cho ta biết rằng đấu thủ A có sức cờ mạnh hơn đấu thủ B. Với Rating như vậy, trong thi đấu thường thì A sẽ thắng B; Tuy nhiên có đôi khi A cũng bị B bắt bí, lúc đó hệ số “Rating” của B sẽ tăng và của A sẽ giảm. FIDE dựa vào “rating” để xếp hạng cho các đấu thủ trên thế giới hoặc để xếp hạt nhân cho một giải thi đấu nào đó. Như vậy “Rating” là một con số thể hiện sức mạnh tương đối của một kỳ thủ. “Rating” dịch sang tiếng Hán Việt là “Cường số”.

2. Rating Performance: đây cũng là một con số giống như “cường số” nhưng nó có giá trị chỉ trong một giải thi đấu. FIDE căn cứ vào “cường số” ban đầu, cùng với kết quả thi đấu của các đấu thủ trong một giải, rồi làm một vài phép toán đại số sẽ cho ra một nhóm số khác để đánh giá khả năng đẳng cấp của đấu thủ trong giải thi đấu đó gọi là “Rating Performance”, tạm dịch là “hiệu suất”.

Ví dụ như “hiệu suất” (Rating Performance) của bạn trong một giải là 2570, có nghĩa là bạn thể hiện trình độ thi đấu của mình ở giải đó cỡ “kiện tướng quốc tế”. Như vừa rồi Lê Quang Liêm đạt “hiệu suất” ở Aeroflot Open là 2872, tức là ở đó Liêm đạt trình độ thi đấu ở tầm cỡ vô địch thế giới, hàng siêu đại kiện tướng. Các báo đài trên thế giới ca ngợi Liêm hết lời cũng là vì cái con số hiệu suất 2872.

Tiếp tục nhé! Theo quy định của FIDE, nếu như “hiệu suất” của bạn ở một giải quốc tế đạt 2450, bạn sẽ có 1 chuẩn kiện tướng quốc tế, tiếng Anh là “Norm”, bạn sẽ nhận được 1 cái giấy chứng nhận chuẩn kiện tướng quốc tế (tất nhiên là phải có vài điều kiện khác về luật kèm theo giải); Hoặc nếu bạn có hiệu suất thi đấu là 2600 bạn sẽ có 1 chuẩn Đại kiện tướng đấy. Sướng chưa!

Như vậy “cường số” và “hiệu suất” có quan hệ với nhau và được sử dụng cho 2 mục đích khác nhau trong hệ thống của FIDE; Một để đánh giá sức mạnh của đấu thủ và thể hiện trên bảng xếp hạt nhân định kỳ của FIDE 2 tháng 1 lần; Một để đánh giá khả năng của các đấu thủ và chỉ thể hiện trong một giải thi đấu

(Theo vietnamchess.com.vn)


Tính đến nay mới chỉ có 6 kỳ thủ đã từng qua mức Elo 2800. Xin điểm lại tên cùng với Elo đỉnh cao và hiện tại (tính đến đầu tháng 2/2010) của họ:

1. Vua cờ Garry Kasparov (Nga) (sinh 1963), nhà vô địch thế giới lần thứ 13, đạt ngưỡng 2800 từ tháng 1 năm 1990, người giữ kỷ lục số 1 thế giới trong 255 tháng (hơn 20 năm) từ tháng 1 năm 1984 cho đến khi giải nghệ, chỉ mất vị trí 2 lần vào tay Karpov (7/1985) và Kramnik (1/1996) trong thời gian đó, Elo đỉnh cao 2851 (cao nhất trong lịch sử cho đến nay), Elo khi giải nghệ 2812.

2. Vladimir Kramnik (Nga) (1975), cựu vô địch thế giới, đạt ngưỡng 2800 vào tháng 7 năm 2001, đỉnh cao 2811, hiện tại 2785 (hạng 4 thế giới)

3. Veselin Topalov (Bulgaria) (1975), cựu vô địch thế giới, đạt ngưỡng 2800 vào tháng 1 năm 2006, đỉnh cao 2813, hiện tại 2775 (hạng 7)

4. Viswanathan Anand (Ấn Độ) (1969), đương kim vô địch thế giới, đạt ngưỡng 2800 vào tháng 4 năm 2006, đỉnh cao 2810, hiện tại 2817 (hạng 1)

5. Magnus Carlsen (Na Uy) (1990), cựu số 1 thế giới, đạt ngưỡng 2800 vào tháng 9 năm 2009, đỉnh cao 2826, hiện tại 2815 (hạng 2)

và mới nhất là
6. Levon Aronian (Armenia) (1982), đạt ngưỡng 2800 vào tháng 11 năm 2010, đỉnh cao 2805, hiện tại 2808 (hạng 3)

Tiện đây cũng thêm một vài thông tin về bảng xếp hạng Elo của FIDE.

Bảng xếp hạng này được FIDE bắt đầu từ tháng 7 năm 1971, với số 1 thế giới đầu tiên là Robert Fischer. Ban đầu xếp hạng 1 lần / năm, đến năm 1978 bắt đầu 2 lần / năm. Tần suất này kéo dài đến tận tháng 7 năm 2000, do nhu cầu cập nhật tăng do số kỳ thủ đông đảo và nhiều giải đấu, tăng gấp đôi lên 4 lần / năm. Đến tháng 7 năm 2009 thì nhu cầu tăng cao hơn nữa, FIDE tăng thêm 6 lần / năm (2 tháng / lần) cho đến nay.

Từ khi công bố (tháng 7 năm 1971) đến BXH mới nhất (tháng 1 năm 2011) có tất cả 98 lần. Tuy nhiên mới chỉ có 7 kỳ thủ có vinh dự đứng ở vị trí số 1 thế giới. Đó là Robert Fischer (Mỹ, vua cờ thứ 11), Anatoly Karpov (Nga, vua cờ thứ 12), Kasparov, Kramnik, Topalov, Anand, Carlsen.

Thống kê về vị trí số 1:
Kasparov giữ ngôi số 1 lâu nhất trong 255 tháng (54 lần), ngắn nhất là Kramnik 9 tháng (2 lần).
Carlsen là người trẻ nhất lần đầu tiên ở ngôi số 1 khi mới hơn 19 tuổi, Anand là người già nhất khi đã 37 tuổi.
Người duy nhất không phải vô địch thế giới trong 7 kỳ thủ là Carlsen. Người duy nhất vượt qua 2800 mà không từng là số 1 là Aronian.

Mặc dù hiện tại BXH được cập nhật 2 tháng / lần, tuy nhiên Elo hiện thời vẫn thay đổi nhiều trong thời gian đó. Lê Quang Liêm đã từng có Elo hiện thời vượt ngưỡng 2700, tuy nhiên Elo chính thức chưa bao giờ được công nhận vượt mức 2700 (cao nhất 2694). Hồi BXH mới chỉ có 6 tháng / lần, có một lần vị trí số 1 nếu tính theo Elo hiện thời có đến 4 kỳ thủ nắm giữ trong thời gian 6 tháng, tuy nhiên đến thời điểm công bố thì Topalov là số 1 thế giới. Nếu sự cập nhật thường xuyên hơn thì có thể Alexander Morozevich (Nga) đã có tên trong danh sách các kỳ thủ từng là số 1. Việc cập nhật Elo bằng cách do BTC các giải đấu gửi hồ sơ biên bản lên FIDE khi giải đấu kết thúc chứ FIDE không tự cập nhật. Một số giải đấu "lai rai" kéo dài trong hàng tháng (các giải giữa các câu lạc bộ, khoảng 1, 2 tháng mới thi đấu 1,2 vòng) cũng phải đến khi kết thúc FIDE mới cập nhật; do vậy có thể xảy ra việc trễ và Elo công bố chưa chắc là Elo hiện tại của kỳ thủ. Gần đây nhất, BXH tháng 11/2010, nếu cập nhật giải đấu kịp thời thì số 1 vẫn là Carlsen chứ không phải Anand.

Nguồn-thanglongkydao.com
utan
utan

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 17/01/2011
Age : 33
Đến từ : Nam Định

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết